Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 21
Năm 2024 : 6.435
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yêu cầu về nhân cách người giáo viên mầm non

"Sống trên đời cần có một tấm lòng" điều này càng đúng với nghề giáo viên mầm non. Vậy người giáo viên mầm non cần phải có một nhân cách như thế nào? Yêu cầu về nhân cách người giáo viên mầm non (những yêu cầu về phẩm chất và năng lực) “Không còn nghi ngờ gì chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào không khí chung của nhà trường, nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là ở nhân cách người giáo viên, con người thường...

doi_ngu_giao_vien_truong_mam_non_saigon_academy_500
"Sống trên đời cần có một tấm lòng" điều này càng đúng với nghề giáo viên mầm non. Vậy người giáo viên mầm non cần phải có một nhân cách như thế nào?

Yêu cầu về nhân cách người giáo viên mầm non (những yêu cầu về phẩm chất và năng lực)

“Không còn nghi ngờ gì chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào không khí chung của nhà trường, nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là ở nhân cách người giáo viên, con người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ảnh hưởng nhân cách của người giáo viên lên tâm hồn trẻ tạo nên một sức mạnh giáo dục to lớn mà sách giáo khoa, các lời thuyết giáo đạo đức, khen thưởng và trách phạt không thể thay thế được” (K.D. Usinxki) do đó người giáo viên mầm non cần có yêu cầu về phẩm chất và năng lực sau:

  1. Người giáo viên mầm non phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến trẻ, tôn trọng trẻ, là tấm gương hằng ngày đối với chúng. Lòng yêu nghề là động lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ biểu hiện ở tấm lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Đây là yếu tố quyết định đối với hoạt động sư phạm của người giáo viên mầm non.
  2. Người giáo viên mầm non cần có ý chí cao, tính tình cởi mở, cứng rắn nhưng lại kiên nhẫn và biết tự kiềm chế.
  3. Người giáo viên mầm non cần có tinh thần trách nhiệm cao thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ và thường xuyên có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân.
  4. Người giáo viên mầm non cần phải có những kiến thức và những kỹ năng cần thiết:

-       Hiểu biết về học vấn phổ thông.

-       Hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi.

  1. Người giáo viên mầm non cần có năng lực tổ chức cuộc sống và các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo.
  2. Người giáo viên mầm non phải có khả năng khéo xử sư phạm.
  3. Người giáo viên mầm non phải có một số năng lực sư phạm riêng biệt như múa, hát, đọc và kể diễn cảm…
  4. Người giáo viên mầm non phải có năng lực kết hợp việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình và xã hội vì lợi ích sự nghiệp giáo dục mầm non.
  5. Người giáo viên mầm non cần có năng lực tự kiểm tra hoạt động giáo dục của mình và đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và học tập nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non.
  6. Người giáo viên mầm non cần có sức khỏe tốt, cần có ngoại hình hấp dẫn, lịch sự trong cách ăn mặc, đầu tóc, trang điểm.

Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nội dung đang được cập nhật.
Nội dung đang được cập nhật.